Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Tác dụng đặc biệt của Tổ yến huyết đối với sức khỏe con người và Cẩn thận coi chừng dính yến huyết

Yến sào sào là tên một loại thực phẩm nổi tiếng được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Yến sào sào được kết tinh từ nước bọt được tiết ra từ cặp tuyến dưới lưỡi của chim yến. Con người không thể can thiệp vào những hoạt động như ăn uống của Yến. Thức ăn của Yến là các loại côn trùng, Yến không uống nước sông, suối mà uống hơi sương nên bọt của Yến rất có giá trị và tinh khiết.  

Huyết Yến là gì ?





Cho đến nay, nguyên nhân tại sao Yến sào có màu khác nhau vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Theo những người dân nhiều đời sống bằng nghề bắt Yến sào ở các vùng Khánh Hòa - Nha Trang, Tuy Hòa – Phú Yên… những con chim yến già hoặc chim yến trong mùa thức ăn hiếm hoi vẫn miệt mài làm tổ trong lúc kiệt sức, máu từ mép rỉ ra quyện vào nước dãi để xây tổ khiến cho tổ có màu sắc đỏ hồng. Bên cạnh đó, nhiều giả thuyết khác cho rằng tác động của nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của yến tạo ra. Ý kiến của một số nhà khoa hoạc lại cho rằng nếu con chim yến làm tổ trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá (chứa nhiều oxyde sắt) thì sẽ có màu đỏ… Theo đông y, Yến sào có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, Yến sào còn dùng để chưng cách thủy với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu.

 Theo tây y, yến sào nói chung rất giàu chất khoáng (kể cả khoáng vi lượng), glucosamin thiên nhiên (là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp) và hoàn toàn không chứa chất béo, nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hấp thụ. Thành phần chất đạm trong yến sào cũng rất cao: yến huyết Đà Nẵng (54,4%), yến huyết Nha Trang (56,9%), yến trắng Nha Trang (53,8 %), yến trắng Đà Nẵng (55%), yến trắng Quy Nhơn (54,4%), yến trắng Singapore (56,3%). Như vậy có thể thấy không có sự khác biệt lắm giữa yến huyết và yến trắng về thành phần đạm.

 ==> Nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm, cho thấy yến sào không chứa các protein và axít alginic của rong tảo. Điều này chứng minh yến sào làm bằng nước miếng chim yến chứ không phải rong tảo. Yến sào cũng không chứa hồng cầu và các phức chất hem của huyết mà chứa rất nhiều sắt. Yến huyết vì vậy không phải do máu chim yến mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên.

Tác dụng của Yến sào huyết:


- Làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp.

 - Làm tăng thể trọng.

 - Làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng.

 - Cân bằng quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

 - Tăng cường kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi tế bào bị tổn thương.

 - Tăng số lượng hồng cầu.

 - Đào thải độc tố trong cơ thể.

 - Phục hồi sức khỏe nhanh, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.

 - Yến sào được xem như là vị thuốc bổ cho phụ nữ trước và sau khi sinh, cho người cao tuổi, trẻ em suy dinh dưỡng.




 ► Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se.

 ► Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào. Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.

 ► Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.

Giá nào cũng có


Theo ông Trà, yến huyết có chất dinh dưỡng cao hơn hẳn yến trắng thông thường do tổ được làm trên vách đá có nhiều khoáng chất. Những khoáng chất này ngấm vào Yến sào cho ra màu đỏ nên được gọi là yến huyết. Do yến huyết hiếm nên giá rất cao, khoảng 28 triệu đồng/lạng (100 g), trong khi trên thị trường thì đầy rẫy nên giới chuyên môn cho rằng đa số là yến huyết giả. Thị trường Yến sào lâu nay được xem là vàng thau lẫn lộn, giá cả như mê hồn trận. Buôn bán Yến sào được đánh giá là ngành siêu lợi nhuận nên người bán mặt hàng này không chỉ xuất hiện nhiều ở các thành phố lớn mà còn tràn về các tỉnh. Riêng tại TP HCM, nhiều nơi có cửa hàng bán Yến sào với giá cả không giống nhau. Những cửa hàng có thương hiệu thì đưa ra mức giá từ 15 triệu cho đến hơn 20 triệu đồng/lạng Yến sào huyết, còn Yến sào trắng từ 3,5 triệu cho đến hơn 5 triệu đồng/lạng. Tuy nhiên, cũng có cửa hàng bán với giá khá mềm 7,2-7,5 triệu đồng/lạng, do người bán trộn giữa yến huyết và yến trắng. Người bán thì luôn "bao giả", "bao nở" và cho rằng nơi khác có giá rẻ hơn là do hàng ẩm ướt, không còn độ nở.

Yến sào với nhiều màu sắc khác nhau được bán ở chợ Bình Tây (TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH
Tại chợ Bình Tây (TP HCM), mặt hàng Yến sào được bày bán khá nhiều, giá của các sạp cũng khác nhau. Chẳng hạn, những sạp ở đầu chợ có giá khoảng 3,5 triệu đồng/lạng yến huyết; còn những sạp phía bên trong rẻ hơn, khoảng 3 triệu đồng/lạng yến huyết. Đối với yến thông thường (yến trắng), giá từ 1,8-2,8 triệu đồng/lạng. Thấy người mua thắc mắc sao cùng chợ nhưng giá chênh lệch nhiều như vậy, một người bán ở đầu chợ giải thích: "Cái rẻ tiền là hàng vụn, còn giá cao là hàng nguyên". Tại các cửa hàng, người bán thường giải thích giá yến trắng cao hay thấp là do tổ nhỏ hay lớn.

Tổ nhỏ là của những con yến yếu, suy dinh dưỡng nên chất lượng dinh dưỡng cũng... yếu. Còn tổ lớn là của những con yến khỏe mạnh nên chất lượng dinh dưỡng cao hơn, giá bán đắt hơn là đương nhiên. Còn những Yến sào có màu cam, hồng, đỏ thì được người bán giải thích là do làm tổ theo mùa nên có màu sắc khác nhau. Chẳng hạn, tổ làm vào tháng 3 thì có màu cam hoặc hồng, còn rơi vào tháng 8 thì có màu huyết (đỏ).  

Màu khác nhau là do lỗi kỹ thuật





Theo những người trong nghề, Yến sào có màu khác nhau là do lỗi kỹ thuật. Cụ thể, nhà nuôi yến sử dụng vật liệu gỗ bạch tùng thì tổ màu vàng, cam hoặc hồng. Yến sào tại các vị trí có đóng đinh vít bằng kim loại lâu ngày gỉ sét nhiễm vào nên có màu đỏ. Ngoài ra, còn do nhà nuôi chim yến có độ ẩm cao hoặc nhà quá kín kết hợp với phân chim tồn nhiều (phân yến có chứa nitrit) tác động đến tổ làm nhiễm màu. Nhiều nhà nuôi yến thừa nhận khi mang những Yến sào nhiễm màu này đi kiểm nghiệm thì kết quả hàm lượng nitrit vượt nhiều lần hàm lượng cho phép trong thực phẩm.
Lợi dụng lỗi kỹ thuật, không ít nhà nuôi yến cố tình làm cho Yến sào có màu đỏ để bán với giá cao. Để có được yến huyết như vậy, người nuôi chỉ cần lấy phân chim yến pha với nước khuấy đều rồi quét xung quanh chân tổ. Sau 3 tháng, tổ đã được quét nước phân yến sẽ có màu đỏ như yến huyết thật.

Giới kinh doanh còn có cách làm giả Yến sào huyết khá đơn giản là sử dụng phân chim yến hòa với nước cho vào thùng xốp, phía trên đặt một cái vỉ rồi xếp Yến sào lên, đậy kín lại. Sau 3-4 tháng, những Yến sào này sẽ có màu đỏ. Ngoài ra, người bán còn sử dụng phẩm màu để ngâm hoặc phun lên tổ yến. Cách làm này rất dễ bị phát hiện nên gần như không còn được sử dụng vì khi người mua ngâm Yến sào vào nước để làm sạch hoặc sau khi nấu, phẩm màu sẽ lan ra nước bên ngoài. Yến huyết giả còn được làm từ nguồn nhập ở Malaysia do giá rẻ hơn hàng trong nước khá nhiều.

Khó phân biệt hàng thật - giả , kém chất lượng


Với cách làm như đã nêu, người trong nghề cũng khó phân biệt được Yến sào huyết thật với hàng giả. Vì thế, người tiêu dùng lại càng không thể phân biệt. Do đó, khi mua yến huyết nên chọn nơi có thương hiệu, nhà sản xuất uy tín cũng như phải có giấy chứng nhận, giấy kiểm nghiệm sản phẩm để hạn chế mua nhầm hàng giả. Ngoài ra, Yến sào kém chất lượng từ Malaysia được nhập về Việt Nam khá nhiều. Nguồn yến từ Malaysia phần lớn là chân tổ, hàng vỡ vụn.

 Do nước này xuất khẩu yến chủ yếu sang Trung Quốc, trong khi người tiêu dùng ở đây lại không ăn phần chân tổ. Giá yến nhập từ Malaysia hiện khoảng 17-18 triệu đồng/kg (năm ngoái 12-13 triệu đồng/kg) do năm nay Trung Quốc tiêu thụ mạnh mặt hàng này. Tại Việt Nam, giá yến bán ở các nhà nuôi đang từ 22-23 triệu đồng/kg, năm ngoái chỉ 15-16 triệu đồng/kg.

Yến huyết: Cẩn trọng bỏ tiền triệu trúng phải hàng dỏm

Cuối năm, thị trường yến lại sốt, đặc biệt là yến huyết được bày bán tràn lan ở các chợ. Vấn đề là khi bỏ tiền triệu ra để bồi bổ sức khỏe, nhưng người mua không chắc có phải yến thật hay không... có thể họ đang tích độc từng ngày bởi những Yến sào kém chất lượng.

Giá nào cũng có trên thị trường





Hiện nay, thị trường yến lại được “hâm nóng” bởi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Yến, đặc biệt là yến huyết, được bày bán tràn lan ở các chợ, cửa hàng dọc đường hoặc sang tay từ người này qua người khác.

Ngày nay, Yến sào không còn là sản phẩm dành riêng cho giới thượng lưu, mà người bình dân cũng dùng nhiều. Ghi nhận tại nhiều địa điểm kinh doanh yến sào ở khu vực trung tâm TPHCM, mức giá của 100 gram (1 lạng) Yến sào dao động từ 3-4 triệu đồng, tới hàng chục triệu đồng. Có nơi 100 gram Yến sào chỉ hơn 1 triệu đồng. Trong khi, những cửa hàng kinh doanh riêng lẻ chỉ bán một số loại yến sào nhất định, các sạp bán Yến sào tại một số chợ lớn như chợ Bình Tây, chợ An Đông (TPHCM)… có đầy đủ chủng loại được người bán giới thiệu có xuất xứ từ nhiều vùng nuôi yến nổi tiếng, như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Giờ,... Tuy nhiên, những địa điểm nuôi nổi tiếng đó cũng chính là thông tin duy nhất được in trên bao bì của những sản phẩm này. Tất cả đều được chứa trong những túi nilon sơ sài, hàn kín hoặc buộc thun ở miệng.

Bên cạnh đó, nhiều trang web, trang mạng xã hội kinh doanh yến sào cũng được hình thành với cùng một tên gọi, thương hiệu làm người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
Giới kinh doanh còn có cách làm giả Yến sào huyết khá đơn giản là sử dụng phân chim yến hòa với nước cho vào thùng xốp, phía trên đặt một cái vỉ rồi xếp Yến sào lên, đậy kín lại. Sau 3-4 tháng, những Yến sào này sẽ có màu đỏ. Ngoài ra, người bán còn sử dụng phẩm màu để ngâm hoặc phun lên tổ yến. Yến huyết giả còn được làm từ nguồn nhập ở Malaysia do giá rẻ hơn hàng trong nước khá nhiều.

Chị Thảo Vi - chủ một trại yến cho rằng, nếu không là người trong nghề thì thật khó để phân biệt Yến sào thật giả bằng mắt thường. Đặc biệt, nếu tổ dính nhiều phân chim sẽ rất mất vệ sinh, không ăn được”, chị Thảo Vi nói.
 

Thận trọng với Yến sào giả






Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương (chuyên khoa nội tiêu hóa - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM) cho biết: Những loại Yến sào giả, pha chế, xử lý bằng hóa chất, chất tẩy, những chất cấm dùng trong công nghiệp thực phẩm để bán thu lợi nhuận cao, không những làm người mua tốn nhiều tiền mà còn tích tụ gây suy gan, suy thận… tổn hại sức khỏe. Theo bác sĩ Lưu Phương, Yến sào là loại thức ăn chứa thành phần dinh dưỡng khá cao, gồm 18 loại axit amin, trong đó có một axit amin hiếm, hàm lượng cao, chứa nhiều yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Vì thế, để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao nhất, người tiêu dùng nên lựa chọn những Yến sào thiên nhiên nguyên chất.

Chủ một số đơn vị kinh doanh yến chia sẻ, nếu muốn mua yến sào chất lượng thì phải mua ở những nơi uy tín, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Anh cũng chỉ cách nhận biết: Yến sào thật trông to, nhỏ không đều, đen đúa, lốm đốm, khô khốc nhưng khi cầm lên thì dẻo và bẻ không dễ gãy như yến giả. Đáy tai yến có màu đen sậm vì bám vào đá núi. Ngoài ra, còn có loại Yến sào đã qua sơ chế có mùi khét của dầu ăn do sau khi thu hoạch, ngâm trộn chung với dung dịch dầu ăn nhằm lược bỏ lông và tạp chất, thu lại sợi yến nguyên chất, ép thành từng bánh nhỏ. Loại Yến sào này không phải hàng giả nhưng chất lượng thì khó xác định, do có nơi còn làm thủ thuật như pha rau câu, quét đường phèn hoặc lòng trắng trứng để gia tăng trọng lượng.

Yến sào thật màu trắng ngà, có mùi tanh. Khi ngâm một ít yến vào nước, Yến sào giả sẽ nhão ra, Yến sào thật ngâm hoặc nấu đều không nhão mà từng sợi yến vẫn nguyên vẹn. Hoặc lấy Yến sào cho vào dung dịch i-ốt, nếu là giả sẽ chuyển sang màu xanh. Đối với yến huyết, khi nhúng một ít vào nước trà, nếu là yến giả sẽ đen sẫm lại.Yến sào xuất xứ ở vùng giáp biển sẽ sạch và có chất lượng hơn

Mua yến huyết, trúng rong biển!






Tương truyền thì yến huyết rất quý hiếm và chỉ để tiến cung. Những lời truyền miệng kiểu vua Minh Mạng hay Tần Thủy Hoàng đều ăn yến thay cơm hằng ngày càng làm cho yến huyết trở thành niềm khao khát của nhiều người hiện nay.

Yến sào có nhiều loại nhưng quý nhất là yến huyết. Nắm bắt tâm lý này, giới kinh doanh không từ thủ đoạn để tung hàng yến huyết chất lượng kém, hàng giả để bịp người tiêu dùng. Hậu quả là nhiều người đã bỏ ra từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng để rước một lạng yến huyết “dỏm” về nhà mà không hề hay biết.

Như trường hợp chị Ngân (ngụ P.Tân Kiểng, Q.7) đã phải nhận quả đắng sau khi bỏ ra 25 triệu đồng mua Yến sào huyết hàng dỏm. Chị cho biết: “Nghe giới thiệu ngon ngọt quá tôi mua gần 20 tai yến giá 25 triệu đồng. Nào ngờ là hàng dỏm bởi đây là yến vụn ép khuôn, tẩm màu mà thôi. Sợi yến huyết đỏ là do nó làm giả từ rong biển, thật đúng là bất lương mà”.


Sự khác nhau giữa hồng yến và huyết yến

Yến sào từ lâu nay được biết đến như những món ăn bổ dưỡng và là món cao lương mỹ vị của các vua chúa. Trong ba loại yến: bạch yến, hồng yến và huyết yến thì loại được cho chứa lượng dưỡng chất cao nhất là huyết yến.  

1. Huyết yến là gì?



Yến sào sào chủ yếu được tìm thấy ở các hang động, vùng núi cao các nước Đông Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên,… Trong yến sào chứa nhiều dưỡng chất tốt, hàm lượng đạm và các chất khoáng tốt cho cơ thể con người. Đặc biệt, loại huyết yến giàu dưỡng chất hơn cả và rất quý hiếm chỉ chiếm khoảng 10% lượng yến trên thị trường. Yến sào sào được chia làm 3 loại chính đó là: huyết yến, hồng yến và bạch yến. Huyết yến là loại Yến sào đặc biệt có màu đỏ tươi, trong huyết yến có giá cao nhất trong số các loại yến bởi vì số lượng rất ít, quý hiếm và có nhu cầu tiêu thụ cao. Huyết yến chỉ có thể thu hoạch từ 1 tới 2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ.

2. Huyết yến có tốt hay không?




Cho đến ngày nay, nguyên nhân tại sao Yến sào của các loại yến có màu khác nhau vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo như những người dân nhiều đời sống ở các vùng Khánh Hòa - Nha Trang, Tuy Hòa – Phú Yên…gắn bó với nghề bắt Yến sào cho rằng: những con chim yến già hay chim yến trong mùa thức ăn hiếm hoi vẫn miệt mài, chăm chỉ để làm tổ, trong lúc kiệt sức máu từ mép chim yến rỉ ra quyện vào nước dãi để xây tổ đây là nguyên nhân khiến cho Yến sào có màu sắc đỏ hồng. Ngoài ra, cũng có rất nhiều giả thuyết khác nhau, có ý kiến cho rằng do tác động của nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của yến tạo ra màu đỏ của Yến sào đây chính là đặc trưng mà không thể nhầm lẫn được với huyết yến. Cũng có một số ý kiến của các nhà khoa học lại cho rằng khi con chim yến làm tổ trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá (chứa nhiều oxi sắt) thì sẽ có màu đỏ đặc trưng của loại huyết yến này.

Và có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là trái chiều để giải thích màu của loại huyết yến này, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng và các dưỡng chất mà huyết yến mang lại cho sức khỏe con người. Chính vì thế, huyết yến lại càng quý hiếm. Theo đông y thì Yến sào của loại huyết yến có vị ngọt, tính bình, có tác dụng vào các kinh phế và vị. Ngoài ra còn có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, thường dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Yến sào cuả loại huyết yến này còn dùng để chưng cách thủy với táo tàu, hạt sen, nhân sâm, đương quy, kỷ tử, hoài sơn… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu, người bệnh để tăng cường sức khỏe và thể trạng. Trong tây y cho rằng yến huyết rất giàu chất khoáng kể cả khoáng vi lượng, trong huyết yến chứa chất glucosamin thiên nhiên đây là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp,huyết yến hoàn toàn không chứa chất béo nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá và hấp thụ vào cơ thể. Trong cuộc nghiên cứu thành phần chất đạm trong yến sào cho thấy các loại yến rất cao: yến huyết Đà Nẵng là 54,4%, yến trắng Đà Nẵng là 55%, yến huyết Nha Trang là 56,9%, yến trắng Nha Trang là 53,8 %, yến trắng Quy Nhơn là 54,4%, yến trắng Singapore là 56,3%.

Như vậy có thể thấy, trong hai loại yến bạch yến và huyết yến dưỡng chất chứ trong hai loại yến này hầu như không có sự khác biệt lắm. Trong cuộc nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm có trong yến sào cho thấy yến sào không chứa các protein và axít alginic của rong tảo, chính điều này đã minh chứng yến sào làm tổ bằng nước miếng chim yến chứ không phải làm từ rong tảo. Đồng thời trong yến sào cũng không chứa hồng cầu và các phức chất của huyết mà chứa nhiều sắt. Có thể khẳng định, huyết yến không phải do máu chim yến tạo ra trong quá trình làm tổ mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên. Việc giá cả của huyết yến đắt hơn nhiều lần so với bạch yến phải chăng chỉ là do nó quá hiếm nên thành quý vậy thôi?.

3. Một số món ăn, bài thuốc quý từ huyết yến.






  Có rất nhiều cách chế biến món ăn từ huyết yến, và cách sử dụng các món ăn đó cũng vô cùng tiện lợi, bạn có thể ăn các món đó bất cứ khi nào, giờ nào trong ngày. Yến huyết khi chế biến xong bạn có thể sử dụng ngay khi nóng hoặc nguội và để lạnh trong tủ lạnh mà vẫn có tác dụng tốt chứ không mất đi những dưỡng chất và thành phần đạm có trong huyết yến. Tuy nhiên, bạn muốn có tác dụng tốt nhất thì nên ăn yến huyết vào lúc dạ dày trống rỗng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, hay dùng 1 chén súp huyết yến sào lúc sáng sớm.

 Thông thường để làm thuốc hoặc chế biến các món ăn về huyết yến, người ta ngâm Yến sào vào nước ấm trong ít nhất 2 giờ để tổ của huyết yến nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim có trong tổ huyết yến, rồi sau đó rửa sạch, để ráo nước. Cho huyết yến vào chưng cách thuỷ với gà ác, gà giò, bồ câu cùng các gia vị hoặc các vị thuốc như: táo tàu, hạt sen, nhân sâm, đương quy, kỷ tử, hoài sơn… hoặc chưng cách thủy với đường phèn để ăn.

4. Mua huyết yến ở đâu thật và giá yến ở đâu tốt?


Trên thị trường hiện nay với nhu cầu dùng yến sào nói chung và huyết yến nói riêng rất lớn, đặc biệt do đặc điểm khác lạ nên huyết yến lại vô cùng quý chính bởi vậy xuất hiện nhiều loại yến giả huyết yến. Người dùng nên cân nhắc kĩ để lựa chọn cho mình nơi tin tưởng gửi gắm niềm tin để có thể mua được loại huyết yến tự nhiên 100%, hoặc các sản phẩm chế biến từ huyết yến chất lượng tốt nhất.

Sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của hồng yến và yến huyết


Bạn chỉ cần nhìn bề ngoài là đã có thể phân biệt được ngay đâu là hồng yến và đâu là huyết yến. Hồng yến là loại Yến sào sào có màu cam, màu nâu chứ chưa đỏ thẫm như huyết yến. Theo như lời dân gian truyền miệng thì tổ hồng yến và huyết yến là do chim yến bố mẹ không đủ nước bọt nên đã sử dụng máu của mình để xây tổ, vì vậy Yến sào mới có màu đỏ. Tuy nhiên, cũng có những giả thuyết khác lại cho rằng màu đỏ của Yến sào là do nguồn thức ăn mà con chim yến thường ăn. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi, tôi thiên về những kết luận cho rằng Yến sào màu đỏ là do địa hình nơi con chim yến làm tổ hơn. Bởi một chiếc tổ chim yến được hoàn thành phải mất tới 2, 3 tháng nên việc chiếc tổ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nắng mưa, và đặc biệt là nguồn nước mưa từ trong những vách đá thấm vào Yến sào cũng có thể mang màu nâu đỏ của đất đá.




Sự khác nhau về giá trị dinh dưỡng của hồng yến và huyết yến


Gía trị dinh dưỡng cũng là một trong những sự khác nhau giữa hồng yến và huyết yến lớn chúng ta cần đem ra so sánh. Giá trị dinh dưỡng của Yến sào nói chung rất cao, trong Yến sào chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng quý mà cơ thể con người cần thiết nhưng lại không thể tự tổng hợp mà những loại thực phẩm khác không thể có được. Cũng chính bởi vậy mà Yến sào sào đã trở thành món cao lương mỹ vị của rất nhiều quốc gia khác như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,, Triều Tiên, Hàn Quốc…

 Gía trị dinh dưỡng trong Yến sào thông thường rất cao nhưng giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng trong hồng yến và huyết yến còn cao hơn rất nhiều.   Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh và đã công bố thì huyết yến có giá trị dinh dưỡng cao hơn hồng yến. Trong huyết yến chứa nhiều vi khoáng chất và các axitamin hơn hồng yến

Sự khác nhau về giá trị kinh tế của hồng yến và huyết yến như thế nào ?


Xét về giá trị dinh dưỡng thì huyết yến giàu dinh dưỡng hơn hồng yến, xét về độ quý hiếm thì huyết yến cũng hiếm và khó khai thác hơn so với hồng yến. Vì vậy, giá trị kinh tế của huyết yến cũng cao hơn hồng yến. Ngoài ra, huyết yến còn có hai loại là huyết yến đảo và huyết yến nhà. Trong đó huyết yến đảo cũng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao hơn so với huyết yến nhà. Cũng chính bởi sự quý hiếm, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao nên huyết yến thường được lựa chọn để làm quà tặng, quà biếu trong những dịp đặc biệt, quan trọng, cho những nhân vật quan trọng.

 Hồng yến và huyết yến không chỉ là một loại “thần dược” như nhiều người vẫn tôn sùng mà nó còn là một loại thực phẩm rất đắt đỏ, nên việc làm giả làm nhái để kiếm lợi nhuận cao từ Yến sào là không thể không tránh khỏi. Vì vậy, để mua yến sào chính hãng bạn nên tìm tới những địa chỉ bán Yến sào sào chính hãng, uy tín. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu Yến sào sào khác nhau

Huyết yến, bạch yến và những điều bạn chưa biết

Yến sào là một trong những thực phẩm dinh dưỡng được xếp vào hàng “cao cấp” ở thị trường Việt Nam. Ngày nay, khi xã hội dần phát triển, sử dụng yến sào hằng ngày không còn là điều xa vời. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng chưa tìm hiểu kỹ về các sản phẩm từ Yến sào thì chắc hẳn sẽ khó phân biệt được các loại Yến sào trên. Bạch yến, hồng yến và huyết yến là 3 loại Yến sào phổ biến được người tiêu dùng lựa chọn. Trước khi phân biệt chúng, hãy điểm qua một vài công dụng tuyệt vời từ việc ăn Yến sào nhé!

1.Công dụng của tổ yến





Theo kết quả phân tích hiện đại cho thấy yến sào rất giàu chất đạm (53-65%), các dưỡng chất khác (khoảng 10%), bột đường khoảng 38,7% (acid sialic, hexosamine, hexose, deoxyexose), khoáng vi lượng (canxi, sắt, kali, phosphor, magne), glucosamin thiên nhiên (yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp), chất xơ... Theo Đông y, yến sào vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, điều trị hen suyễn. Chính vì vậy, yến sào là món ăn được dùng cho người hen suyễn, ho ra máu, suy nhược.

 Yến sào kết hợp với nhân sâm, đại táo, liên nhục, hoài sơn, đương quy, kỷ tử... là món “đại bổ” cho người già yếu hoặc người bệnh lâu ngày. Yến sào được chia làm 2 loại: yến thô còn lông và yến đã qua tinh chế Yến sào còn có hiệu quả trong điều trị hiếm muộn, suy thận, suy giảm trí nhớ. Sử dụng lâu dài giúp làm đẹp da, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng yến sào khoa học, đúng thời điểm, liều lượng mới đem lại kết quả tối ưu nhất.

2. Phân biệt bạch yến và huyết yến


Bạch yến là gì? Bạch yến hay còn gọi là Yến sào trắng, bạch yến có màu trắng ngà, mặt tổ dày, sợi yến dày. Đây là một trong 3 loại Yến sào nổi tiếng hiện nay. Giống như các loại yến khác, bạch yến là loại Yến sào được lấy từ nước dãi của con chim yến. Khi chưng độ nở nhiều, ít lông, thơm và dai. Huyết yến là gì? Huyết yến là loại yến sào có màu đỏ tươi. Đây cũng là loại có giá bán cao nhất trên thị trường hiện nay vì nhu cầu tiêu thụ cao. Huyết yến khá hiếm vì mỗi năm chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần với tỉ lệ rất nhỏ. Cụ thể, số lượng Huyết yến và Hồng yến được thu hoạch tại Việt Nam mỗi năm chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng Yến sào trên thị trường thế giới.   Màu đỏ của yến huyết được hình thành do vị trí làm tổ của con chim yến.

 Bên cạnh đó, còn do tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của chim yến tạo ra. Cụ thể, huyết yến cao cấp có màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu là do con chim yến làm tổ trên các vách đá giàu sắt, chứa nhiều khoáng vi lượng… Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, càng ở sâu trong hang động ẩm và tối thì màu sắc của yến càng đỏ. Ngoài ra, do Yến sào huyết thường nằm ở vị trí hiểm hóc, cheo leo, điều kiện khai thác cực kỳ thách thức người thợ cũng là một nguyên nhân khiến giá của sản phẩm này cực kỳ đắt đỏ. Phân biệt bạch yến và yến huyết dựa trên 4 yếu tố sau:

  Khác nhau về đặc điểm bên ngoài: Chỉ nhìn bằng mắt thường bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là bạch yến, đâu là huyết yến. Bạch yến trắng ngà, huyết yến có màu đỏ thẫm đặc trưng.

  Khác nhau về thời gian sơ chế: Yến huyết thô phải ngâm 6 tiếng mới có thể nhặt được lông. Trong khi bạch yến thô chỉ mất 1-2 tiếng để nở hoàn toàn.

  Khác nhau về giá trị dinh dưỡng: Bạch yến và huyết yến đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta tin rằng huyết yến có giá trị dinh dưỡng cao hơn vì quá trình hình thành đặc biệt.

  Khác nhau về giá trị kinh tế: Xét về giá trị dinh dưỡng thì huyết yến giàu dinh dưỡng hơn bạch yến, xét về độ quý hiếm thì huyết yến cũng hiếm và khó khai thác hơn so với bạch yến. Vì vậy, giá trị kinh tế của huyết yến cũng cao hơn bạch yến. Ngoài ra, huyết yến còn có hai loại là yến huyết đảo và huyết yến nhà. Trong đó huyết yến đảo cũng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao hơn so với huyết yến nhà bởi môi trường sống đặc trưng và khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn hơn.




3 . Yến huyết là gì?


Huyết Yến là loại Yến có màu đỏ tươi, có chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao nhất, là một trong 2 loại Yến sào có số lượng ít thuộc loại khá hiếm ở Việt Nam cũng như trên thị trường thế giới. Theo những người dân làm nghề bắt Yến sào ở các tỉnh Nha Trang, Phú Yên… khi những con chim yến già đi, kiệt sức, máu từ mép miệng rỉ ra quyện vào nước dãi để xây để nên khiến cho Yến sào có sắc hồng.

 Tuy nhiên theo một số nghiên cứu khoa học chỉ ra, yến huyết chứa hàm lượng sắt cao, tốt cho quá trình tạo hồng cầu, chứ không phải trong yến huyết có chứa hồng cầu và các phức chất của máu. Vì thế, các nhà khoa học nhận định rằng, Yến sào huyết không phải do máu chim yến tạo nên mà do thành phần sắt có trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên. Chính vì thế mà nó đã tạo nên giá trị dinh dưỡng cao trong Yến sào huyết.

4 .Công dụng của yến huyết đối với cơ thể.


  Như đã nói ở trên, hàm lượng khoáng chất có trong Yến sào huyết rất cao với 18 loại axit amin cùng hơn 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, 7 loại carbohydrat thiết yếu. Cùng với việc chứa gần 60% hàm lượng protein, yến huyết mang lại nhiều giá trị có lợi cho sức khỏe của người dùng

  • Tác dụng cho hệ tiêu hóa: Hoạt chất Threonine có trong yến huyết giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là với người kém ăn, tiêu hóa kém, người già, trẻ em suy dinh dưỡng…

  • Bồi bổ sức khỏe: Trong yến huyết chứa chất Aspartic acid giúp sản sinh ra các globutin kháng thể làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể , giúp cơ thể chống lại được những tác động xấu đến từ môi trường.





  • Tác dụng cho tim mạch, huyết áp: sử dụng Yến sào huyết hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, huyết áp hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, tắc động mạch. Đặc biệt Chất Valine có trong yến sào giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc tiểu đường

  • Tác dụng cho hệ thần kinh: Hoạt chất Aspartic acid, serine, glutamic acid…có trong Yến sào huyết có khả năng tái tạo năng lượng cho tế bào, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, giúp đầu óc minh mẫn, tỉnh táo. Rất tốt cho những người làm việc lao động trí óc mệt mỏi, căng thẳng, người chịu nhiều áp lực tinh thần, người già, người suy nhược.

• Tác dụng cho hệ xương khớp: Hoạt chất Alanine, proline, serine…giúp phát triển cơ bắp, giảm các triệu chứng nhức mỏi tay chân, nhức xương khớp ở người già, giúp tăng chiều cao ở trẻ nhỏ, mang đến hệ xương khớp chắc khỏe.

  • Tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư: Yến sào giúp phá hủy và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Giúp người điều trị ung thư có sức khỏe, tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh, đồng thời còn giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

• Tác dụng làm đẹp: Thành phần collagen giúp làm đẹp da, chống lão hóa hiệu quả, giảm thâm nám, làm mờ vết nhăn mang đến làn da trẻ khỏe. Sử dụng yến thường xuyên còn giúp mang đế 1 sức khỏe dẻo dai, cơ thể eo thon, cân đối.

  • Tác dụng tăng cường sinh lực: Yến sào được cho là thực phẩm “vàng” đối với cánh mày râu. Bởi trong yến sào có chứa 11,4% chất L-Arginine. Nếu thiếu chất này sẽ làm giảm và rối loạn sự ham muốn ở cả nam và nữ. Vì thế, ăn Yến sào cũng sẽ rất có lợi trong việc điều hòa chức năng tình dục.

Tổ yến huyết bị làm giả thế nào ? và Vì sao tổ yến huyết có màu đỏ?

Chắc hẳn có một số bạn đã ít nhiều nghe nói đến yến huyết, vậy yến huyết là gì mà giá thành lại cao như vậy. Yến huyết là gì mà không ít người sẵn sàng móc hầu bao rất nhiều để sở hữu chúng. Không cần bàn cãi về tác dụng diệu kì mà Yến sào huyết mang lại, một loại Yến sào đặc biệt mà thiên nhiên đã tạo ra. Vì giá thành cao và nhiều người ưa chuộng nên Yến sào huyết rất dễ bị làm giả. Công nghệ lầm giả Yến sào huyết đã có từ rất lâu đời nhưng nay yến sào đã trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với đại đa số người dân nên vấn đề này mới bị mang ra mổ xẻ nhiều. Vậy người ta đã làm giả Yến sào huyết thế nào để trục lợi ???

 Yến sào huyết đến từ thiên nhiên có màu đỏ sậm, màu đỏ lan tỏa một cách tự nhiên từ chân tổ yến. Yến sào huyết tự nhiên được tạo ra từ những chú chim yến thuộc phân loại chim yến Aerodramus fuciphagus germani,, một loại chim yến đặc trưng chỉ có ở một số tỉnh duyen hải miền trung và miền nam Việt Nam và tập trung rất lớn ở đảo yến Khánh Hòa. Loại Yến sào này được thế giới công nhận là yến vua và có chất lượng cao nhất. Có 3 cách để làm giả một Yến sào huyết đảo như này

Cách 1: Dùng phẩm màu để tạo ra Yến sào huyết giả






Cách đơn giản và dễ làm nhất là dùng phẩm màu để nhuộm đỏ tổ yến. Những sản phẩm như vậy thường được bày bán rất nhiều ở các khu chợ trên địa bàn TpHCM. Yến sào dạng này không khó để nhận biết, màu đỏ đều hết Yến sào và trông rất giả. Khi ngâm nước sẽ tan màu ra nước và quan sát là thấy ngay.  

Cách 2: Tạo ra không khí nhiễm NH3 trong nhà yến


Ở một số nhà yến lượng phân chim yến thải ra mỗi ngày là rất nhiều. Và không khí trong nhà yến rất hay nhiễm NH3 nếu người chủ nhà yến không dọn dẹp lâu ngày. Trong suốt quá trình làm nghề của mình thì tôi cũng có để ý một số Yến sào do lâu ngày không thu hoạch, hoặc quên thu hoạch cũng tự động bị ngả màu sang đỏ ( thời gian càng lâu màu đỏ càng sậm ), qua tìm hiểu thì thấy những Yến sào như vậy là do NH3 có trong phân chim yến bốc lên không khí kết hợp với O2 tạo thành một lượng Nitrit nhất định. Nitrit rất độc hại với con người khi hấp thu chúng vào cơ thể. Yến sào huyết giả dạng này rất khó phân biệt vì màu đỏ sẽ trông như thật và rất tự nhiên.

Cách 3: Ủ yến trắng trong hầm phân hữu cơ để tạo ra Yến sào huyết giả - kém chất lượng


NH3 có trong phân chim yến nên người ta đã nghĩ ra cách ngâm Yến sào trắng trong hầm phân hữu cơ một thời gian dài. Cách này thì công phu hơn và chủ động được sản lượng và thời gian thu hoạch. Nhưng rất dễ phân biệt, vì là ủ trong hầm phân hữu cơ nên màu sắc rất đều, đỏ từ chân tới tổ. Tùy theo thời gian ủ, 1 tháng sẽ cho ra hồng yến. Kéo dài thêm 2 - 3 tháng cho ra Yến sào huyết. Vậy theo bạn Yến sào huyết có thật sự quý giá nữa không khi được con người tạo ra như vậy Xét theo hình thức sản phẩm, cụ thể theo màu sắc tổ yến, yến sào có thể chia thành 3 loại cơ bản là Yến sào trắng,Yến sào hồng và Yến sào huyết. Nhiều người tiêu dùng thắc mắc, vì sao yến huyết có màu đỏ, dưới đây là lý giải từ các nhà khoa học.

Yến sào huyết và Yến huyết đảo là gì?


Cũng như tên gọi, yến huyết là loại Yến sào có màu đỏ, được xem là có giá trị cao nhất và tốt nhất trong số các loại yến. Tùy từng khu vực khai thác từ đảo hoặc tại nhà mà yến huyết sẽ có màu đỏ rực đến màu đỏ nhạt. Yến huyết đảo là những Yến sào được thu hoạch ngay trên đảo ngoài biển. Tại những đảo này, yến sẽ làm tổ trong hang động, tổ treo lơ lửng trong hang nên rất khó để thu hoạch. Ở Việt Nam, yến huyết đảo Khánh Hòa là đơn vị duy nhất được Nhà nước cấp phép quản lý và cho phép thu hoạch nên giá yến huyết Khánh Hòa thường cao hơn giá yến huyết tại các khu vực khác.

Vì sao giá trị của Yến sào huyết lại cao nhất?






Theo các nhà cung cấp và phân phối các sản phẩm Yến sào hiện nay, các sản phẩm yến tố được chia làm 3 loại chính và cơ bản nhất: Yến sào tắng, Yến sào hồng và giá trị cao nhất là Yến sào huyết. Trong đó, thông dụng nhất vẫn là yến trắng( bạch yến) chiếm tới 90% thị trường và được thu hoạch mỗi năm lên tới 3-4 lần nên có giá khá phải chăng.

Như vậy, tổng sản lượng của yến hồng và yến huyết chỉ 10%. Điều này chứng tỏ, việc khai thác yến huyết là vô cùng khó khăn, thậm chí, mỗi năm chỉ cho phép một lần khai thác. Do đó, chưa kể tới giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của yến huyết đã vô cùng cao. Nghiên cứu kĩ hơn về thành phần đạm cho thấy Yến sào không có các loại protein, axit alginic của rong tảo. Tuy nhiên, yến sào cũng không có chứa các hồng cầu và những phức chất hem của huyết mà chứa khá nhiều sắt. Khi cơ thể có đủ sắt, sẽ mang lại những lợi ích về công dụng hiệu quả.

 Yến huyết vì thế cũng không phải được tạo ra do máu của chim yến mà là do thành phần sắt của đá trong các hang động tạo nên.Vì thế, so với yến trắng, yến hồng, lượng sắt của yếu huyết cao hơn nhiều. Cũng bởi lý do này mà giá yến huyết cao hơn nhiều so với giá của yến trắng và chất lượng dinh dưỡng của loại Yến sào này cũng cao hơn rất nhiều so với những loại Yến sào cùng loại.

Yến sào huyết được hình thành như thế nào? Vì sao có yến huyết?


Yến sào huyết tại đảo được hình thành từ máu chim yến hay do môi trường? Qua những nghiên cứu bằng các tài liệu của nước ngoài thì sự hình thành Yến sào huyết là một “ giai thoại” có thật. Và số lượng cũng không nhiều đến mức đâu đâu bạn cũng có thể tìm mua được Yến sào huyết hoặc như những lời quảng cáo trên thị trường. Yến huyết lần đầu tiên được tìm thấy trong các hang động tự nhiên từ các nước chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Một số nói rằng các chim yến trộn nước bọt và máu của nó khi xây tổ, một số ý kiến khác nói rằng do chim yến bị già yếu nên yến làm việc quá sức khi bị nôn ra máu trong quá trình xây tổ. Thực tế là máu khi cứng màu đen, và nếu yến huyết có chất lượng tốt là do máu của chim yến trong đó thì có lẽ sử dụng máu chim yến tốt hơn là Yến sào huyết chăng? Quan điểm trên bị phủ nhận khi các nhà khoa học phát hiện ra có yến hồng, Yến sào màu vàng. Từ đó, các suy luận dần đi theo hướng do môi trường và điều kiện thiên nhiên tác động.

Cụ thể, yến huyết là thành phẩm cuối cùng của quá trình lên men tự nhiên. Đầu tiên các Yến sào huyết vẫn có màu trắng bình thường, vẫn là tổ của chim yến, qua thời gian kết hợp với các yếu tố tự nhiên, khí hậu trong hang động, vách đá (có thể trong nhà yến được thiết kế) sẽ được hình thành. Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ảnh hưởng tích cực đến quá trình lên men hữu cơ và tốt cho sức khỏe khi sử dụng nên yến huyết trở thành vua của các loại tổ yến, có thành phần dưỡng chất, công dụng tốt hơn, khả năng chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện các hệ cơ quan cao hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng hấp thụ của cơ thể được tối ưu khi sử dụng yến huyết.

  Yến sào huyết nhà được hình thành như thế nào? Theo ông Trương Xuân Tiến – Chủ một doanh nghiệp phân phối yến tại TP HCM, ông đã mày mò và nghiên cứu nhiều tài liệu nước ngoài thông qua các trang tin và ông cho rằng, màu đỏ của Yến sào nhà một phần chân hoặc toàn tổ là do có sự phản ứng hóa học của khí Amoniac ( NH3) có trong phân yến lâu ngày tại những hang động, thành tường. Ta có thể thực hiện phương trình hóa học như sau:




  • Phương trình hóa học 1: 2 NH3 + 3 O2 —> 2 HNO2 + 2 H2O—> có chất xúc tác là vi khuẩn nitrosomonas.
  • Phương trình hóa học 2: 2 HNO2 + O2 —> 2 HNO3 —> Có chất xúc tác là vi khuẩn notrospira.
Ở cả hai phản ứng trong các phương trình, đều có điều kiện xảy ra là trong không khí có oxy nên thời gian phản ứng của phương trình 1 sẽ xảy ra nhanh hơn so với thời gian phản ứng 2. Do đó, dù vô tình hay hữu ý, các nhà nuôi yến sẽ tạo môi trường Yến sào có sự ô nhiễm NH3 từ phân chim bằng cách hạn chế thường xuyên vệ sinh nơi chim yến thường làm tổ. Nếu nhà làm bằng cách này thì Yến sào thường có màu đỏ từ dưới chân và lan dần lên trên toàn tổ. Thông thường, yến huyết sẽ được thu hoạch trong thời gian khoảng từ 3-4 tháng với màu đỏ một phần chân hoặc toàn tổ.

Yến huyết giả nhuộm màu tràn lan trên thị trường


Yến sào đặc biệt là loại yến huyết được ưa chuộng sử dụng do có thành phần công dụng tốt. Cũng chính nhu cầu sử dụng cao nên sản phẩm bị làm giả tràn lan. Phương pháp biến yến trắng thành yến huyết rất đơn giản. Với sản phẩm yến huyết, giá cho 100gr rất đắt đỏ, khoảng từ 20-25 triệu đồng.   Tại một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam xuất hiện tình trạng làm giả yến huyết. cơ quan chức năng Chiết Giang (Trung Quốc) đã phát hiện lượng nitrit vượt ngưỡng cho phép, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trên một số sản phẩm yến huyết nhập khẩu từ Malaysia. Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp khai thác Yến sào tại Perak Malaysia cho rằng một số cơ sở chăn nuôi yến ở nước này đã cố tình thêm hóa chất nitrite để tạo ra nhiều huyết yến, nhằm bán được nhiều hơn để kiếm lời vì mặt hàng này luôn rất hút khách. Một số đại lý cũng thừa nhận hầu như tất cả Yến sào huyết trên thị trường là yến sào bình thường đã được nhuộm đỏ.

 Bằng kinh nghiệm dân gian có thể nhận biết được yến huyết giả bằng cách ngâm Yến sào vào trong nước sôi, nếu đó là rau câu hay mủ trôm, yến sẽ bị nở và bể, nhão ra. Có một số cách để kiếm lời từ yến nhưng vẫn bán với giá rẻ mạt chính là “ cho thêm đường vào”. Với tỉ lệ khoảng 40-60 ( 40% yến, 60% đường) sẽ “ tránh được” sự kiểm tra của cơ quan chức năng cũng như khi ngâm Yến sào vào nước sôi cũng không ảnh hưởng gì bởi yến rất hút nước, khi bỏ Yến sào vào nước đường cho hút đến khi tỉ lệ đạt được như mong muốn thì cho ra thị trường bán.

 Cách làm này vẫn đảm bảo được đso là yến huyết nguyên chất nhưng khi cho đường vào quá nhiều sẽ làm mất hoàn toàn dưỡng chất trong yến, thậm chí, phản ứng còn tạo nên một loại axit có hại cho sức khỏe cũng như cơ thể con người. Theo TS. Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, yến dùng chất tẩy sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày cũng như ảnh hưởng xấu đến các cơ quan chức năng khác. Tại Việt Nam, sản phẩm yến huyết làm giả chủ yếu được phân phối tại các chợ, bán nhỏ lẻ, trao tay và không hề có nhãn mác. Vì thế người tiêu dùng có nhu cầu cần chú ý lựa chọn sản phẩm tại các thương hiệu uy tín, đơn vị phân phối có vị thế trên thị trường. Ngoài ra, trước khi mua cần tham khảo nguồn gốc, xuất xứ, giấy tờ chứng nhận của Bộ Y tế.

Chăm sóc sức khỏe bằng yến huyết có tác dụng gì?



Theo đông y, Yến sào có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, Yến sào còn dùng để chưng cách thủy với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu. Người tiêu dùng khi chọn được sản phẩm yến chất lượng thì hiệu quả chăm sóc sức khỏe sẽ tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy, yến huyết chứa nhiều chất khoáng kể cả khoáng vi lượng và Glucosamin thiên nhiên cấu tạo sụn khớp, hoàn toàn không có chất béo nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và hấp thụ.

 Hàm lượng đạm trong yến huyết Nha Trang – Khánh Hòa và yến huyết được xem là cao và chất lượng nhất. Cụ thể, yến huyết Đà Nẵng chứa 54.4%, yến huyết Nha Trang – Khánh Hòa là 56.9%. Theo đó, tác dụng của yến huyết đối với từng đối tượng như sau:

Yến huyết tốt nhất khi được sử dụng bằng cách chưng cách thủy


Người mua yến thường không có xu hướng mua huyết yến chưng sẵn, thay vào đó, họ thường sử dụng yến sào bằng cách chưng yến đường phèn. Yến chưng đường phèn là cách chế biến yến dễ nhất, đồng thời giữ nguyên được hương vị trọn vẹn của yến. Cách chưng yến huyết với đường phèn như sau:

  Nguyên liệu: Yến sào đã qua sơ chế, đường phèn, nước, nồi chưng yến, bát để chưng cách thủy.

  Lưu ý: dựa trên khẩu phần ăn 1 người mà bạn nên đong lượng yến cho phù hợp: 5 gram tổ yến, 0,5 lít nước, 3 thìa cà phê đường phèn.

  Cách thực hiện:
  • Bước 1: làm sạch lông Yến sào ( nếu là Yến sào tinh chế thì chỉ cần ngâm cùng nước lạnh là yến có thể nở ra ngay). Nếu là Yến sào sơ chế thì cho yến vào chậu nước, đến khi yến nở ra thì bắt đầu nhặt lông bằng nhíp. Chú ý: nhặt sạch cả lông tơ bám trên tổ yến.
  • Bước 2: cho yến vào trong bát nhỏ rồi cho vào nồi và cho thêm nước vào nồi để chưng cách thủy. Ở bước này có thể cho thêm 2-3 lát gừng để khử mùi tanh và tăng độ thơm ngon.
  • Bước 3: cho đường phèn vào khi nồi bắt đầu sôi và chưng cách thủy trong vòng 20 -35 phút là vừa đủ bởi nếu chưng quá lâu, yến sẽ bị nhão, mất chất dinh dưỡng và không còn mùi vị đặc trưng.
  • Bước 4: tắt bếp và lấy bát yến ra, ăn ngay khi còn nóng.
Khi chọn mua yến huyết, người tiêu dùng nên chú ý đến các đặc điểm hình thức, chất lượng, tránh mua sản phẩm của các cá nhân bán hàng nhỏ lẻ, sản phẩm có giá quá rẻ để tránh “tiền mất tật mang”. Như vậy, người tiêu dùng nên tham khảo các sản phẩm yến huyết có nguồn gốc từ Khánh Hòa hoặc Đà Nẵng để có hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Khi chọn mua nên chú ý đến các đặc điểm hình thức, chất lượng, tránh mua sản phẩm của các cá nhân bán hàng nhỏ lẻ, sản phẩm có giá quá rẻ để tránh “tiền mất tật mang”.

Sự khác nhau giữa hồng yến và huyết yến và một số chiêu trò bán yến huyết hiện nay

Yến sào quý nhưng hồng yến và huyết yến còn quý hơn cả chục lần. Bởi hồng yến và huyết yến giàu dinh dưỡng và quý hiếm hơn các loại bạch yến thông thường khách. Mỗi năm người ta chỉ có thể thu hoạch được 10% sản lượng Yến sào là huyết yến và hồng yến. Nhưng huyết yến và hồng yến có giống nhau không, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hồng yến và huyết yến nhé.  

1. Sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của hồng yến và yến huyết




Bạn chỉ cần nhìn bề ngoài là đã có thể phân biệt được ngay đâu là hồng yến và đâu là huyết yến. Hồng yến là loại Yến sào sào có màu cam, màu nâu chứ chưa đỏ thẫm như huyết yến. Theo như lời dân gian truyền miệng thì tổ hồng yến và huyết yến là do chim yến bố mẹ không đủ nước bọt nên đã sử dụng máu của mình để xây tổ, vì vậy Yến sào mới có màu đỏ. Tuy nhiên, cũng có những giả thuyết khác lại cho rằng màu đỏ của Yến sào là do nguồn thức ăn mà con chim yến thường ăn.

 Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi, tôi thiên về những kết luận cho rằng Yến sào màu đỏ là do địa hình nơi con chim yến làm tổ hơn. Bởi một chiếc tổ chim yến được hoàn thành phải mất tới 2, 3 tháng nên việc chiếc tổ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nắng mưa, và đặc biệt là nguồn nước mưa từ trong những vách đá thấm vào Yến sào cũng có thể mang màu nâu đỏ của đất đá.

2. Sự khác nhau về giá trị dinh dưỡng của hồng yến và huyết yến


Gía trị dinh dưỡng cũng là một trong những sự khác nhau giữa hồng yến và huyết yến lớn chúng ta cần đem ra so sánh. Giá trị dinh dưỡng của Yến sào nói chung rất cao, trong Yến sào chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng quý mà cơ thể con người cần thiết nhưng lại không thể tự tổng hợp mà những loại thực phẩm khác không thể có được. Cũng chính bởi vậy mà Yến sào sào đã trở thành món cao lương mỹ vị của rất nhiều quốc gia khác như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,, Triều Tiên, Hàn Quốc…

Gía trị dinh dưỡng trong Yến sào thông thường rất cao nhưng giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng trong hồng yến và huyết yến còn cao hơn rất nhiều.   Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh và đã công bố thì huyết yến có giá trị dinh dưỡng cao hơn hồng yến. Trong huyết yến chứa nhiều vi khoáng chất và các axitamin hơn hồng yến

3. Sự khác nhau về giá trị kinh tế của hồng yến và huyết yến như thế nào ?





Xét về giá trị dinh dưỡng thì huyết yến giàu dinh dưỡng hơn hồng yến, xét về độ quý hiếm thì huyết yến cũng hiếm và khó khai thác hơn so với hồng yến. Vì vậy, giá trị kinh tế của huyết yến cũng cao hơn hồng yến. Ngoài ra, huyết yến còn có hai loại là huyết yến đảo và huyết yến nhà. Trong đó huyết yến đảo cũng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao hơn so với huyết yến nhà. Cũng chính bởi sự quý hiếm, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao nên huyết yến thường được lựa chọn để làm quà tặng, quà biếu trong những dịp đặc biệt, quan trọng, cho những nhân vật quan trọng.

 Hồng yến và huyết yến không chỉ là một loại “thần dược” như nhiều người vẫn tôn sùng mà nó còn là một loại thực phẩm rất đắt đỏ, nên việc làm giả làm nhái để kiếm lợi nhuận cao từ Yến sào là không thể không tránh khỏi. Vì vậy, để mua yến sào chính hãng bạn nên tìm tới những địa chỉ bán Yến sào sào chính hãng, uy tín. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu Yến sào sào khác nhau

Yến sào Huyết


Yến sào huyết một thời được tuyên truyền rằng đây là sản phẩm yến sào được làm từ máu của chim Yến, và vì độ hiếm có của nó mà mọi người lầm tưởng về độ tốt và chất lượng của Yến huyết. Rồi vô số những câu truyện được thêu dệt xung quanh Yến sào huyết nhằm làm tăng giá trị của sản phẩm này trên thị trường. Tuy nhiên, khách hàng ngày nay thông minh lắm họ thắc mắc tại sao máu của chim khi làm tổ lại có màu đỏ? Thật vô lý vì máu của động vật khi gặp không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển thành màu thâm đen ngay.

 Thế là sau này các công ty lớn bán Yến huyết biết rằng không thể tuyên truyền như cách cũ được nữa. Và Yến huyết được giải thích rằng do Yến sào được làm ở đảo, có các mineral (khoáng chất) quý hiếm hoặc có nơi nói rằng do quá trình lên men của tổ Yến. Kiểu tuyên truyền này liệu có đúng không? Cái gì chứng minh cho kiểu quảng cáo này? Có cơ sở khoa học chứng minh không?

Yến huyết – Phải chăng là trò lừa thế kỷ?






Bài viết này xin chia sẻ với các bạn một số bài nghiên cứu khoa học, kèm theo thí nghiệm ngắn mà Mr.Hưng làm dựa vào bài nghiên cứu khoa học để thực hiện và phát hiện ra nguyên nhân cốt lõi làm Yến sào đổi màu. Bí mật này đã được cất giữ để làm lợi cho một số công ty kinh doanh Yến huyết. Và hôm nay bí mật này sẽ phải được mở ra để khách hàng cùng hiểu về Yến huyết. Rồi sau khi xem các bạn tự quyết định có nên sử dụng Yến huyết hay thần tượng Yến huyết nữa hay không nhé.

Nghiên cứu khoa học về Yến Huyết


Năm 2012 trong bài nghiên cứu “Edible bird’s nests – How do the red ones get red?”, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: “Hơi từ sodium nitrite hoà tan trong HCl 2% hoặc từ phân chim Yến đã có thể biến Yến sào màu trắng sang màu đỏ. Chất làm đỏ Yến sào có trong ‘phân chim’ có khả năng hòa tan trong nước và ổn định nhiệt. Màu đỏ của Yến sào ăn được có thể là do các yếu tố môi trường bên trong hang động và các ngôi nhà gọi Yến.” Bên trên là bài nghiên cứu mở đầu để tìm nguyên nhân gây ra màu đỏ của Yến sào và người ta nghi ngờ hơi phân có chứa Sodium Nitrate là tác nhân gây đổi màu tổ Yến. Tiếp sau đó, năm 2014 người ta làm tiếp bài nghiên cứu khẳng định màu của Yến sào càng đỏ càng thì có mối liên quan chặt chẽ đến việc Yến sào bị nhiễm độc Nitrite và Nitrate có trong phân Yến. Tức nói dễ hiểu là Yến sào càng đỏ thì càng bị nhiễm Nitrite và Nitrate cao.  

Tại sao Yến sào đảo có màu đỏ


Ở đảo, có những ngóc nghách kín gió, tức gió/không khí tự nhiên bên ngoài không thể thổi vào để thông gió được. Thì ngày qua ngày hơi phân của chim Yến/dơi tích tụ lâu ngày dẫn đến nồng độ hơi phân (có chứa Nitrite và Nitrate) ngày càng đậm đặc. Hơi phân này ngày ngày tác dụng hóa học với Yến sào biến Yến sào dần biến thành màu đỏ các bạn ạ. Tuy nhiên, nếu để ở điều kiện này thì Yến sào sẽ đổi màu rất chậm, từ 8-12 tháng. Khá là lâu so với chu kì hái tổ là 4 tháng đó là lý do tại sao Yến huyết ngày xưa hiếm như vậy.  

Công ty bán yến huyết và những chiêu trò






Sau này, những công ty bán Yến huyết phát hiện ra nguyên lý đổi màu Yến sào là do Nitrite và Nitrate họ liền nghĩ ra một cách thức cực kì sáng tạo để có thể sản xuất Yến sào huyết ở dạng công nghiệp. Cách thức như thế này:
  • Họ làm một hầm phân hóa học có hàm lượng hơi Nitrite và Nitrate cực kì đậm đặc để thúc đẩy quá trình phản ứng hóa học với Yến sào nhanh hơn. Sau đó các loại Yến sào trắng sẽ được cho vào thùng sốp được đục lỗ để chỉ hơi Nitrite và Nitrate lọt vào được. Rồi họ chôn những thùng sốp này vào hầm phân được kích nhiệt độ lên từ 50-60oC. Như các bạn cũng biết các phản ứng hóa học khi được kích thêm nhiệt độ sẽ xảy ra với tốc độ nhanh hơn ở nhiệt độ bình thường phải không ạ
  • Thế là chỉ với cách đơn giản như thế, các gian thương đã có thể giảm thời gian biến một Yến sào từ màu trắng sang đỏ trong thiên nhiên từ 8 tháng xuống chỉ còn 2 tuần đến 1 tháng. Quá hiệu quả, quá lời và quá nguy hiểm để có được những Yến sào quý hiếm phải không ạ

Sử dụng yến huyết có tốt ?


Trước khi có bài nghiên cứu chứng minh công dụng của Yến huyết tốt hơn Yến trắng thì các bạn nên cẩn trọng xem có nên sử dụng nó hay không nhé. Trong thực tế, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu loại Yến bị nhiễm Nitrite và Nitrate. Yến Huyết có thể giờ chỉ dành cho dân Việt Nam mà thôi. Thư ký Hiệp hội kinh doanh yến sào Malaysia, Carole Loh khẳng định các thành viên của hiệp hội này không xuất khẩu yến huyết sang Trung Quốc vì bị nhiễm độc Nitrate và Nitrite cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng!

 Vậy là Yến huyết chỉ dành cho những khách hàng kém hiểu biết ở Việt Nam do vẫn đang bị công ty yến sào lớn tiêm nhiễm tuyên truyền dối trá? Như vậy mặc dù yến sào được xem là quý phẩm mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người, tuy nhiên việc sử dụng không đúng sản phẩm yến thật, nguyên chất sẽ dẫn đến tiền mất tật mang cho người sử dụng. Hãy là người tiêu dùng thông minh bạn nhé!  

Gía trị dinh dưỡng của Yến huyết

  Yến sào là một món ăn giàu giá trị dinh dưỡng, vừa tăng cường sức khỏe, vừa đẹp da và hỗ trợ chữa trị bệnh, yến thường được chia làm 3 loại, yến trắng, Yến sào hồng và Yến sào huyết, trong đó Yến sào có giá trị cao nhất là yến huyết có màu đỏ, nên yến huyết thường có mức giá cao hơn các loại yến thông thường khác. vậy tại sao yến huyết có màu đỏ? Tại sao yến huyết màu đỏ mang giá trị cao nhất?  

Yến huyết tại sao có màu đỏ?



Yến huyết là một loại yến rất khan hiếm, đã có rất nhiều câu chuyện về nó, một số người nói rằng do sự pha trộn nước bọt và máu của chim yến khi xây tổ, một số khác thì lại cho rằng do sự làm việc quá sức nên khi gìa chim yến ho ra máu, nhưng trên thực tế thì máu khi cứng sẽ có màu đen. Người ta có thể tìm thấy những Yến sào màu vàng đó là yến hồn, còn Yến sào màu đỏ là yến huyết tự nhiên và đó chính là sự tương tác giữa các bức tường trong hang động và sự hấp thụ các chất khoáng tự nhiên, chính vì vậy nên rất hiếm có những Yến sào màu đỏ và màu vàng tống nhất? Theo bên đông y thì với đặc trưng vị ngọt, tính bình của yến sẽ tác dụng vào các kinh phế, có tác dụng lớn trong việc bổ phế, tiêu đờm, chữa trị ho, mệt mỏi hay suy nhược cơ thể…

 Bên tây y thì lại khác, yến có chứa rất nhiều khoáng chất, các glucosamine từ thiên nhiên và 100% không chứ chất béo nên có tác dụng bổ dưỡng giúp hệ tiêu hóa tốt. Nhưng tìm hiểu kỹ hơn thì lại cho ta thấy rằng yến sào không hề có chứa các loại axit alginic của rong tảo hay protein, nên đã chứng minh được rằng yến sào không phải làm bằng rong tảo mà từ nước bọt của chim yến, không hề chứ hồng cầu, và các tạp chất mà là thành phần sắt, và màu đỏ của yến không phải do máu mà là do thành phần sắt trong vách đá có màu đỏ do sườn núi tạo nên.

Yến huyết có thực sự quý hơn các loại yến khác không ?


  Chính là quá trình lên men, sự tiết nước bọt của chim yến sẽ cho những Yến sào lúc đầu có màu trắng giống như những Yến sào trắng, nhưng nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố vi khí hậu khác nhau trong hang động như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…nên đã xảy ra quá trình lên men, chỉ với thời gian 2 đến 3 tháng, đã cho Yến sào huyết có màu đỏ. Với sản phẩm có qua quá trình lên men sẽ rất tốt cho sức khỏe con người, nên hầu như những sản phẩm đó luôn là sự lựa chọn của các bà nội trợ đưa vào khẩu phần ăn, trở thành món ăn bổ dưỡng cho gia đình, lên men đồng nghĩa việc sản sinh ra chất mới, và chất đó tác dụng rất tốt, những chất như kim chi, cà muối…rượu, bia…chất liệu được đánh giá bằng vật liệu và phương pháp lên men, nên phải mất nhiều thời gian để cho ra đời một Yến sào huyết đỏ, chính vì vậy thì giá trị của yến huyết trong hang động tự nhiên luôn luôn giá trị hơn yến huyết nuôi nhà. Đơn giản chính vì sự khan hiếm nên yến huyết luôn có giá trị cao hơn rất nhiều so với loại yến thông thường khác.

 Như vậy chúng ta đã hiểu được lý do vì sao yến huyết có màu đỏ và tại sao yến huyết lại mang giá trị cao hơn các loại yến thông thường khác, hãy tìm hiểu thêm về loại yến bạn sẽ thấy được nhiều điều thú vị và bổ ích cho sự lựa chọn của mình. Phân tích thành phần của huyết yến và yến trắng cho thấy hàm lượng đạm và các khoáng chất nhìn chung không khác nhau. Phải chăng do quá hiếm gặp nên huyết yến trở nên quý giá hơn so với các loại Yến sào màu khác... Từ lâu, yến sào (tổ yến) đã được biết đến như một món ăn bổ dưỡng quý hiếm.

Trước đây, các món ăn chế từ yến sào chỉ dành cho vua chúa nhưng ngày nay đã trở nên đại trà hơn nhờ công nghệ nuôi và chế biến. trong số các màu vì số lượng rất ít. Đứng thứ hai là hồng yến, thường có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà, màu càng đậm thì giá càng cao. Hồng yến giống như huyết yến về giá cả và sự hiếm hoi. Cả hai loại này chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng Yến sào trên thị trường thế giới. Thông dụng nhất là bạch yến, chiếm 90% còn lại trên thị trường thế giới, mỗi năm thu hoạch 3-4 lần nên giá cả phải chăng.





Huyết yến có thực sự quý hơn các loại yến khác?


Cho đến nay, nguyên nhân tại sao Yến sào có màu khác nhau vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Theo những người dân nhiều đời sống bằng nghề bắt Yến sào ở các vùng Khánh Hòa - Nha Trang, Tuy Hòa – Phú Yên… những con chim yến già hoặc chim yến trong mùa thức ăn hiếm hoi vẫn miệt mài làm tổ trong lúc kiệt sức, máu từ mép rỉ ra quyện vào nước dãi để xây tổ khiến cho tổ có màu sắc đỏ hồng.

Bên cạnh đó, nhiều giả thuyết khác cho rằng tác động của nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của yến tạo ra. Ý kiến của một số nhà khoa hoạc lại cho rằng nếu con chim yến làm tổ trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá (chứa nhiều oxyde sắt) thì sẽ có màu đỏ… Theo đông y, Yến sào có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, Yến sào còn dùng để chưng cách thủy với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu. Theo tây y, yến sào nói chung rất giàu chất khoáng (kể cả khoáng vi lượng), glucosamin thiên nhiên (là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp) và hoàn toàn không chứa chất béo, nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hấp thụ.

Thành phần chất đạm trong yến sào cũng rất cao: yến huyết Đà Nẵng (54,4%), yến huyết Nha Trang (56,9%), yến trắng Nha Trang (53,8 %), yến trắng Đà Nẵng (55%), yến trắng Quy Nhơn (54,4%), yến trắng Singapore (56,3%). Như vậy có thể thấy không có sự khác biệt lắm giữa yến huyết và yến trắng về thành phần đạm. Nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm, cho thấy yến sào không chứa các protein và axít alginic của rong tảo. Điều này chứng minh yến sào làm bằng nước miếng chim yến chứ không phải rong tảo. Yến sào cũng không chứa hồng cầu và các phức chất hem của huyết mà chứa rất nhiều sắt. Yến huyết vì vậy không phải do máu chim yến mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên. Như vậy, việc giá cả của huyết yến đắt hơn nhiều lần so với yến trắng phải chăng chỉ là do nó quá hiếm nên thành quý vậy thôi.  

Bao nhiêu người đã tốn tiền mua huyết yến nhuộm màu?






Yến sào đặc biệt được ưa chuộng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia… Trong các nhà hàng ở Hong Kong, một bát súp Yến sào có giá dao động từ 30-100 USD (khoảng hơn 600.000 đồng - 2 triệu đồng). Ở Việt Nam hiện có khá nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ yến sào với giá thành khác nhau. Riêng với yến huyết, giá cho 100 gr hiện được rao bán với giá khoảng trêm dưới 20 triệu đồng. Còn với bạch yến, sau khi chế biến thường có giá từ vào trăm ngàn đến vài triệu đồng mỗi hộp. Mặc dù chưa thực sự chứng minh được giá trị vượt trội của huyết yến so với bạch yến nhưng vì sự đắt đỏ của nó, thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại huyết yến bị làm giả để trục lợi, đánh lừa người tiêu dùng. Vài ngày trước, cơ quan chức năng Chiết Giang (Trung Quốc) đã phát hiện lượng nitrit vượt ngưỡng cho phép, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trên một số sản phẩm yến huyết nhập khẩu từ Malaysia.

Ông Su Zhi Xiong, Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp khai thác Yến sào tại Perak Malaysia cho rằng một số cơ sở chăn nuôi yến ở nước này đã cố tình thêm hóa chất nitrite để tạo ra nhiều huyết yến, nhằm bán được nhiều hơn để kiếm lời vì mặt hàng này luôn rất hút khách. Một số đại lý cũng thừa nhận hầu như tất cả Yến sào huyết trên thị trường là yến sào bình thường đã được nhuộm đỏ. Trên thị trường Việt Nam hiện chưa phát hiện yến huyết bị làm giả đồng thời cũng có khá nhiều công ty, nhà sản xuất trong nước đưa các sản phẩm chế biến từ yến sào ra thị trường nên nếu lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Một số món ăn bổ dưỡng , bài thuốc quý từ yến sào


Món yến sào có thể ăn bất cứ giờ nào trong ngày, có thể sử dụng khi nóng, nguội, lạnh mà không có tác dụng xấu. Tốt nhất nên ăn yến sào vào lúc dạ dày trống rỗng, hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1 chén súp yến sào lúc sáng sớm. Để làm thuốc hoặc làm món ăn, người ta ngâm Yến sào vào nước ấm trong hai giờ cho nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim nếu có, rồi rửa sạch, để ráo. Cho yến vào chưng cách thuỷ với gà ác, gà giò, bồ câu và gia vị hay các vị thuốc nói trên hoặc chưng với đường phèn để ăn.

Màu sắc và tác dụng của tổ yến huyết là gì?

Xét theo hình thức sản phẩm, cụ thể theo màu sắc tổ yến, yến sào có thể chia thành 3 loại cơ bản là Yến sào trắng,Yến sào hồng và Yến sào huyết. Nhiều người tiêu dùng thắc mắc, vì sao yến huyết có màu đỏ, dưới đây là lý giải từ các nhà khoa học.

Yến sào huyết và Yến huyết đảo là gì?





Cũng như tên gọi, yến huyết là loại Yến sào có màu đỏ, được xem là có giá trị cao nhất và tốt nhất trong số các loại yến. Tùy từng khu vực khai thác từ đảo hoặc tại nhà mà yến huyết sẽ có màu đỏ rực đến màu đỏ nhạt. Yến huyết đảo là những Yến sào được thu hoạch ngay trên đảo ngoài biển. Tại những đảo này, yến sẽ làm tổ trong hang động, tổ treo lơ lửng trong hang nên rất khó để thu hoạch. Ở Việt Nam, yến huyết đảo Khánh Hòa là đơn vị duy nhất được Nhà nước cấp phép quản lý và cho phép thu hoạch nên giá yến huyết Khánh Hòa thường cao hơn giá yến huyết tại các khu vực khác.

Vì sao giá trị của Yến sào huyết lại cao nhất?


Theo các nhà cung cấp và phân phối các sản phẩm Yến sào hiện nay, các sản phẩm yến tố được chia làm 3 loại chính và cơ bản nhất: Yến sào tắng, Yến sào hồng và giá trị cao nhất là Yến sào huyết. Trong đó, thông dụng nhất vẫn là yến trắng( bạch yến) chiếm tới 90% thị trường và được thu hoạch mỗi năm lên tới 3-4 lần nên có giá khá phải chăng.

Như vậy, tổng sản lượng của yến hồng và yến huyết chỉ 10%. Điều này chứng tỏ, việc khai thác yến huyết là vô cùng khó khăn, thậm chí, mỗi năm chỉ cho phép một lần khai thác. Do đó, chưa kể tới giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của yến huyết đã vô cùng cao. Nghiên cứu kĩ hơn về thành phần đạm cho thấy Yến sào không có các loại protein, axit alginic của rong tảo. Tuy nhiên, yến sào cũng không có chứa các hồng cầu và những phức chất hem của huyết mà chứa khá nhiều sắt. Khi cơ thể có đủ sắt, sẽ mang lại những lợi ích về công dụng hiệu quả.

 Yến huyết vì thế cũng không phải được tạo ra do máu của chim yến mà là do thành phần sắt của đá trong các hang động tạo nên.Vì thế, so với yến trắng, yến hồng, lượng sắt của yếu huyết cao hơn nhiều. Cũng bởi lý do này mà giá yến huyết cao hơn nhiều so với giá của yến trắng và chất lượng dinh dưỡng của loại Yến sào này cũng cao hơn rất nhiều so với những loại Yến sào cùng loại.

Yến sào huyết được hình thành thế nào? Vì sao có yến huyết?


Yến sào huyết tại đảo được hình thành từ máu chim yến hay do môi trường? Qua những nghiên cứu bằng các tài liệu của nước ngoài thì sự hình thành Yến sào huyết là một “ giai thoại” có thật. Và số lượng cũng không nhiều đến mức đâu đâu bạn cũng có thể tìm mua được Yến sào huyết hoặc như những lời quảng cáo trên thị trường. Yến huyết lần đầu tiên được tìm thấy trong các hang động tự nhiên từ các nước chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.

Một số nói rằng các chim yến trộn nước bọt và máu của nó khi xây tổ, một số ý kiến khác nói rằng do chim yến bị già yếu nên yến làm việc quá sức khi bị nôn ra máu trong quá trình xây tổ. Thực tế là máu khi cứng màu đen, và nếu yến huyết có chất lượng tốt là do máu của chim yến trong đó thì có lẽ sử dụng máu chim yến tốt hơn là Yến sào huyết chăng? Quan điểm trên bị phủ nhận khi các nhà khoa học phát hiện ra có yến hồng, Yến sào màu vàng. Từ đó, các suy luận dần đi theo hướng do môi trường và điều kiện thiên nhiên tác động. Cụ thể, yến huyết là thành phẩm cuối cùng của quá trình lên men tự nhiên.

 Đầu tiên các Yến sào huyết vẫn có màu trắng bình thường, vẫn là tổ của chim yến, qua thời gian kết hợp với các yếu tố tự nhiên, khí hậu trong hang động, vách đá (có thể trong nhà yến được thiết kế) sẽ được hình thành. Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ảnh hưởng tích cực đến quá trình lên men hữu cơ và tốt cho sức khỏe khi sử dụng nên yến huyết trở thành vua của các loại tổ yến, có thành phần dưỡng chất, công dụng tốt hơn, khả năng chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện các hệ cơ quan cao hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng hấp thụ của cơ thể được tối ưu khi sử dụng yến huyết.

  Yến sào huyết nhà được hình thành như thế nào? Theo ông Trương Xuân Tiến – Chủ một doanh nghiệp phân phối yến tại TP HCM, ông đã mày mò và nghiên cứu nhiều tài liệu nước ngoài thông qua các trang tin và ông cho rằng, màu đỏ của Yến sào nhà một phần chân hoặc toàn tổ là do có sự phản ứng hóa học của khí Amoniac ( NH3) có trong phân yến lâu ngày tại những hang động, thành tường. Ta có thể thực hiện phương trình hóa học như sau:





  • Phương trình hóa học 1: 2 NH3 + 3 O2 —> 2 HNO2 + 2 H2O—> có chất xúc tác là vi khuẩn nitrosomonas.
  • Phương trình hóa học 2: 2 HNO2 + O2 —> 2 HNO3 —> Có chất xúc tác là vi khuẩn notrospira.
Ở cả hai phản ứng trong các phương trình, đều có điều kiện xảy ra là trong không khí có oxy nên thời gian phản ứng của phương trình 1 sẽ xảy ra nhanh hơn so với thời gian phản ứng 2. Do đó, dù vô tình hay hữu ý, các nhà nuôi yến sẽ tạo môi trường Yến sào có sự ô nhiễm NH3 từ phân chim bằng cách hạn chế thường xuyên vệ sinh nơi chim yến thường làm tổ. Nếu nhà làm bằng cách này thì Yến sào thường có màu đỏ từ dưới chân và lan dần lên trên toàn tổ. Thông thường, yến huyết sẽ được thu hoạch trong thời gian khoảng từ 3-4 tháng với màu đỏ một phần chân hoặc toàn tổ.

Yến huyết giả bị nhuộm màu tràn lan trên thị trường


Yến sào đặc biệt là loại yến huyết được ưa chuộng sử dụng do có thành phần công dụng tốt. Cũng chính nhu cầu sử dụng cao nên sản phẩm bị làm giả tràn lan. Phương pháp biến yến trắng thành yến huyết rất đơn giản. Với sản phẩm yến huyết, giá cho 100gr rất đắt đỏ, khoảng từ 20-25 triệu đồng.   Tại một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam xuất hiện tình trạng làm giả yến huyết. cơ quan chức năng Chiết Giang (Trung Quốc) đã phát hiện lượng nitrit vượt ngưỡng cho phép, có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trên một số sản phẩm yến huyết nhập khẩu từ Malaysia. Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp khai thác Yến sào tại Perak Malaysia cho rằng một số cơ sở chăn nuôi yến ở nước này đã cố tình thêm hóa chất nitrite để tạo ra nhiều huyết yến, nhằm bán được nhiều hơn để kiếm lời vì mặt hàng này luôn rất hút khách. Một số đại lý cũng thừa nhận hầu như tất cả Yến sào huyết trên thị trường là yến sào bình thường đã được nhuộm đỏ.

 Bằng kinh nghiệm dân gian có thể nhận biết được yến huyết giả bằng cách ngâm Yến sào vào trong nước sôi, nếu đó là rau câu hay mủ trôm, yến sẽ bị nở và bể, nhão ra. Có một số cách để kiếm lời từ yến nhưng vẫn bán với giá rẻ mạt chính là “ cho thêm đường vào”. Với tỉ lệ khoảng 40-60 ( 40% yến, 60% đường) sẽ “ tránh được” sự kiểm tra của cơ quan chức năng cũng như khi ngâm Yến sào vào nước sôi cũng không ảnh hưởng gì bởi yến rất hút nước, khi bỏ Yến sào vào nước đường cho hút đến khi tỉ lệ đạt được như mong muốn thì cho ra thị trường bán.

 Cách làm này vẫn đảm bảo được đso là yến huyết nguyên chất nhưng khi cho đường vào quá nhiều sẽ làm mất hoàn toàn dưỡng chất trong yến, thậm chí, phản ứng còn tạo nên một loại axit có hại cho sức khỏe cũng như cơ thể con người. Theo TS. Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, yến dùng chất tẩy sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày cũng như ảnh hưởng xấu đến các cơ quan chức năng khác. Tại Việt Nam, sản phẩm yến huyết làm giả chủ yếu được phân phối tại các chợ, bán nhỏ lẻ, trao tay và không hề có nhãn mác. Vì thế người tiêu dùng có nhu cầu cần chú ý lựa chọn sản phẩm tại các thương hiệu uy tín, đơn vị phân phối có vị thế trên thị trường. Ngoài ra, trước khi mua cần tham khảo nguồn gốc, xuất xứ, giấy tờ chứng nhận của Bộ Y tế.





Chăm sóc sức khỏe bằng yến huyết có công dụng gì?


Theo đông y, Yến sào có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, Yến sào còn dùng để chưng cách thủy với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu. Người tiêu dùng khi chọn được sản phẩm yến chất lượng thì hiệu quả chăm sóc sức khỏe sẽ tốt hơn.

 Các nghiên cứu cho thấy, yến huyết chứa nhiều chất khoáng kể cả khoáng vi lượng và Glucosamin thiên nhiên cấu tạo sụn khớp, hoàn toàn không có chất béo nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Hàm lượng đạm trong yến huyết Nha Trang – Khánh Hòa và yến huyết được xem là cao và chất lượng nhất. Cụ thể, yến huyết Đà Nẵng chứa 54.4%, yến huyết Nha Trang – Khánh Hòa là 56.9%. Theo đó, tác dụng của yến huyết đối với từng đối tượng như sau:

Yến huyết tốt nhất khi được sử dụng bằng cách chưng cách thủy


Người mua yến thường không có xu hướng mua huyết yến chưng sẵn, thay vào đó, họ thường sử dụng yến sào bằng cách chưng yến đường phèn. Yến chưng đường phèn là cách chế biến yến dễ nhất, đồng thời giữ nguyên được hương vị trọn vẹn của yến. Cách chưng yến huyết với đường phèn như sau:

  Nguyên liệu: Yến sào đã qua sơ chế, đường phèn, nước, nồi chưng yến, bát để chưng cách thủy.


  Lưu ý: dựa trên khẩu phần ăn 1 người mà bạn nên đong lượng yến cho phù hợp: 5 gram tổ yến, 0,5 lít nước, 3 thìa cà phê đường phèn.

  Cách thực hiện:

  • Bước 1: làm sạch lông Yến sào ( nếu là Yến sào tinh chế thì chỉ cần ngâm cùng nước lạnh là yến có thể nở ra ngay). Nếu là Yến sào sơ chế thì cho yến vào chậu nước, đến khi yến nở ra thì bắt đầu nhặt lông bằng nhíp. Chú ý: nhặt sạch cả lông tơ bám trên tổ yến.
  • Bước 2: cho yến vào trong bát nhỏ rồi cho vào nồi và cho thêm nước vào nồi để chưng cách thủy. Ở bước này có thể cho thêm 2-3 lát gừng để khử mùi tanh và tăng độ thơm ngon.
  • Bước 3: cho đường phèn vào khi nồi bắt đầu sôi và chưng cách thủy trong vòng 20 -35 phút là vừa đủ bởi nếu chưng quá lâu, yến sẽ bị nhão, mất chất dinh dưỡng và không còn mùi vị đặc trưng.
  • Bước 4: tắt bếp và lấy bát yến ra, ăn ngay khi còn nóng.
Khi chọn mua yến huyết, người tiêu dùng nên chú ý đến các đặc điểm hình thức, chất lượng, tránh mua sản phẩm của các cá nhân bán hàng nhỏ lẻ, sản phẩm có giá quá rẻ để tránh “tiền mất tật mang”. Như vậy, người tiêu dùng nên tham khảo các sản phẩm yến huyết có nguồn gốc từ Khánh Hòa hoặc Đà Nẵng để có hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Khi chọn mua nên chú ý đến các đặc điểm hình thức, chất lượng, tránh mua sản phẩm của các cá nhân bán hàng nhỏ lẻ, sản phẩm có giá quá rẻ để tránh “tiền mất tật mang”.




Yến sào huyết là gì?


Huyết Yến là loại Yến có màu đỏ tươi, chứa giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh cao nhất, nhưng lại là loại Yến sào có số lượng ít nhất. Tại Việt Nam, cả hai loại Yến sào Huyết và Yến sào Hồng có tổng số lượng chiến chưa đầy 10% tổng sản lượng Yến sào trên thị trường thế giới. Theo những người dân nhiều đời sống bằng nghề bắt Yến sào ở các vùng Khánh Hòa – Nha Trang, Tuy Hòa – Phú Yên… những con chim yến già hoặc chim yến trong mùa thức ăn hiếm hoi vẫn miệt mài làm tổ trong lúc kiệt sức, máu từ mép rỉ ra quyện vào nước dãi để xây tổ khiến cho tổ có màu sắc đỏ hồng.

 Tuy nhiên một số nghiên cứu khoa học cho rằng, yến huyết chứa khá nhiều chất sắt, tốt cho việc tạo máu, chứ không chứa hồng cầu và các phức chất hem của huyết. Vì thế, các nhà khoa học nhận định rằng, Yến sào huyết không phải tạo ra do máu chim yến mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên. Cũng chính điều này tạo nên giá trị dinh dưỡng cao trong Yến sào huyết.

Yến sào huyết có công dụng gì?


Yến sào Huyết rất giàu chất khoáng có chứa 18 loại axit amin cùng 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, 7 loại đường (carbohydrat) thiết yếu. Hàm lượng protein chiếm đến 50-60%. đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng.  

  Bồi bổ sức khỏe: Trong yến huyết có chất Aspartic acid giúp sản sinh ra globutin kháng thể và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người, giúp cơ thể chống lại được những tác động xấu từ môi trường.
Tác dụng cho hệ thần kinh: Hoạt chất Aspartic acid, serine, glutamic acid…có trong Yến sào huyết có khả năng tái tạo năng lượng cho tế bào, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, giúp đầu óc minh mẫn, tỉnh táo. Rất tốt cho những người làm việc lao động trí óc mệt mỏi, căng thẳng, người chịu nhiều áp lực tinh thần, người già, người suy nhược.

  Tác dụng cho hệ tiêu hóa: Hoạt chất Threonine có trong yến huyết giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là với người kém ăn, tiêu hóa kém, người già, trẻ em suy dinh dưỡng…

  Tác dụng cho hệ xương khớp: Hoạt chất Alanine, proline, serine…giúp phát triển cơ bắp, giảm các triệu chứng nhức mỏi tay chân, nhức xương khớp ở người già, giúp tăng chiều cao ở trẻ nhỏ, mang đến hệ xương khớp chắc khỏe.

  Tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư: Yến sào giúp phá hủy và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Giúp người điều trị ung thư có sức khỏe, tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh, đồng thời còn giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

  Tác dụng cho tim mạch, huyết áp: Yến sào hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, huyết áp hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, tắc động mạch. Đặc biệt Chất Valine có trong yến sào giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc tiểu đường

  Tác dụng làm đẹp: Thành phần collagen giúp làm đẹp da, chống lão hóa hiệu quả, giảm thâm nám, làm mờ vết nhăn mang đến làn da trẻ khỏe. Sử dụng yến thường xuyên còn giúp mang đế 1 sức khỏe dẻo dai, cơ thể eo thon, cân đối.

  Tác dụng tăng cường sinh lực: Yến sào được cho là thực phẩm “vàng” đối với cánh mày râu. Bởi trong yến sào có chứa 11,4% chất L-Arginine. Nếu thiếu chất này sẽ làm giảm và rối loạn sự ham muốn ở cả nam và nữ. Vì thế, ăn Yến sào cũng sẽ rất có lợi trong việc điều hòa chức năng tình dục.